Van cổng và van cầu là hai loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Mặc dù đều có chức năng đóng mở dòng chảy, nhưng chúng có sự khác biệt thiết kế, nguyên lý hoạt động cũng như môi trường ứng dụng. Để lựa chọn loại van phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, cần hiểu rõ đặc điểm và ứng dụng riêng biệt của từng loại.
Hãy cùng FAF Valve tìm hiểu chi tiết những điểm tương đồng và khác biệt giữa van cầu và van cổng trong bài viết dưới đây. Để được nhận tư vấn nhanh chóng về loại van lắp đặt phù hợp cho hệ thống, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0961.751.499 để được hỗ trợ.
Giới thiệu về van cổng và van cầu
Trong các hệ thống đường ống, van cổng và van cầu là hai loại van không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.
Với cấu tạo đơn giản, van cổng hoạt động như một cánh cửa, đóng mở hoàn toàn đường ống. Ưu điểm của van cổng là giá thành rẻ, dễ lắp đặt và vận hành, phù hợp với các ứng dụng cần đóng mở nhanh chóng. Tuy nhiên, van cổng không thích hợp để điều chỉnh lưu lượng một cách chính xác.
Khác với van cổng, van cầu có cấu tạo phức tạp hơn, cho phép điều chỉnh lưu lượng một cách linh hoạt. Đĩa van của van cầu di chuyển trong một khoang hẹp, tạo ra hiệu ứng tiết lưu, từ đó điều chỉnh dòng chảy. Nhờ khả năng điều tiết chính xác, van cầu được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống yêu cầu kiểm soát lưu lượng một cách tỉ mỉ.
Tóm lại, cả van cổng và van cầu đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được loại phù hợp cần xem xét yêu cầu cụ thể của từng hệ thống. Hiểu rõ đặc điểm của từng loại van sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hệ thống.
Điểm giống nhau giữa van cổng và van cầu
Về cơ bản van cổng và van cầu đều là hai dòng van công nghiệp được sử dụng với mục đích điều khiển lưu chất bên trong hệ thống ống dẫn. Các điểm giống nhau giữa van cổng và van cầu có thể kể đến như:
- Về hình thức bên ngoài: Nhìn bằng mắt thường, van cổng và van cầu khá giống nhau, khó có thể phân biệt được hình dạng 2 loại, thường những người kỹ thuật cứng, lâu năm hoặc những người bán hàng mới phân biệt được qua hình dáng bên ngoài.
- Về cơ chế vận hành van: Cả 2 loại van cổng và van cầu đều có có chế vận hành theo nguyên bản sản xuất là tay quay (vô lăng). Đều có thể lắp thêm bộ điều khiển tự động (điều khiển điện, khí nén) để đóng mở van.
- Về chức năng sử dụng: Đều được dùng để đóng/mở lưu chất trong hệ thống đường ống.
- Về vật liệu chế tạo: Van cổng và van cầu đều được chế tạo bởi các chất liệu như gang, đồng, inox,… và đang dạng các kiểu kết nối như nối bích, nối ren, phù hợp với nhiều hệ thống.
- Về ứng dụng: Van cổng hay van cầu đều được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp.
Mặc dù hai loại van này có những điểm tương đồng, tuy nhiên việc lựa chọn giữa van cổng và van cầu vẫn phụ thuộc vào những điểm đặc trưng của van công hay van cầu và yêu cầu đáp ứng cụ thể của từng hệ thống.
Điểm khác nhau giữa van cổng và van cầu
Van cổng khác van cầu ngay từ tên gọi của chúng, ngoài ra để phân biệt van cổng và van cầu ta xem xét những yếu tố sau:
Về cấu tạo van
Van cổng và van cầu có hình dáng bên ngoài khá giống nhau nhưng lại có điểm khác biệt rõ ràng về cấu tạo, chi tiết qua bảng dưới đây:
Van cổng | Van cầu |
Van cổng hoạt động nhờ chuyển động lên xuống của đĩa van có dạng hình nêm.
Kết cấu thân van được nối thẳng với nhau. Đĩa van khi mở không hoàn toàn không cản trở lưu chất, giữ nguyên được áp suất. |
Van cầu có cấu tạo thân van dạng hình cầu hoặc chữ ngã.
Được ngăn thành 2 khoang, lưu chất chuyển động bên trong thân van, điều này làm mất áp suất cũng như giảm lưu lượng đi qua. Cấu tạo bên trong thân van cầu phức tạp hơn so với van cổng. |
Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và kích thước của van cổng, việc so sánh với một loại van cổng cụ thể sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn. Bài viết van cổng DN32 thảo luận chi tiết về cấu tạo và kích thước của van cổng DN32, một loại van cổng nhỏ gọn thường được sử dụng trong các hệ thống dân dụng và công nghiệp nhỏ. So sánh cấu tạo và kích thước của van cổng DN32 với van cầu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại van này, đặc biệt là về mặt thiết kế và ứng dụng thực tế.
Về kích thước van
Van cầu khác van cổng về dải kích thước của van. Van cầu có kích thước trong khoảng từ DN15 – DN400. Trong khi đó, dải size của van cổng trong khoảng từ DN15 – DN1200. Tuy nhiên, với những hệ thống yêu cầu loại van kích thước lớn, cần liên hệ với nhà cung cấp để được đặt riêng vì thông thường sẽ không có sẵn.
Nếu so sánh cùng một kích thước thì van cổng và van cầu có sự khác nhau. Cụ thể cùng một kích thước danh nghĩa DN, van cổng thường lớn hơn van cầu về hình dáng, cao hơn. Van cầu nhìn nhỏ gọn, trục van ngắn và trọng lượng nhẹ hơn so với van cổng.
Kích thước van là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn van cổng hay van cầu. Bài viết van chặn DN40 cung cấp thông tin chi tiết về van cổng DN40, bao gồm cả kích thước và thông số kỹ thuật khác. Việc so sánh kích thước của van cổng DN40 với van cầu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phạm vi ứng dụng của từng loại van và lựa chọn kích thước phù hợp với hệ thống đường ống của mình.
Về nguyên lý hoạt động và dòng chảy lưu chất
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho những hệ thống khác nhau, nguyên lý hoạt động của van cổng và van cầu cũng có sự khác biệt.
Van cổng | Van cầu | |
Nguyên lý hoạt động | Đĩa van được nâng lên, hạ xuống của đĩa van để thực hiện đóng mở lưu chất. Vận hành dựa theo bộ phận truyền động qua trục van tới đĩa van. | Đĩa van được nâng lên, hạ xuống theo bộ phận truyền động, khi van mở, đĩa van song song với hướng của dòng chảy. |
Dòng chảy lưu chất qua thân van | Hầu như không làm ảnh hướng đến hướng dòng chảy và áp suất đi qua van khi van được mở hoàn toàn. | Với thiết kế thân van dạng chữ ngã, làm thay đổi hướng và áp suất dòng chảy khi lưu thông qua van. |
Khả năng ứng dụng | Sử dụng với mục đích đóng mở hoàn toàn dòng chảy lưu chất.
Không phù hợp điều tiết lưu lượng |
Sử dụng với mục đích điều tiết lưu chất đi qua, đạt hiệu quả chính xác cao.
Có thể sử dụng để đóng mở hoàn toàn. |
Chu trình hoạt động | Chu trình đóng mở nhanh, chi phí vận hành thấp. | Chu trình đóng mở và điều tiết lâu hơn. |
Công suất dòng chảy | Cao hơn | Thấp hơn |
Vận hành | Sử dụng lực vừa phải để hoạt động đóng/ mở van. | Cần sử dụng lực lớn để vận hành đóng van áp suất dòng chảy lưu chất trong hệ thống lớn. |
Về môi trường ứng dụng và vị trí lắp đặt
Là thiết bị công nghiệp quen thuộc trong các hệ thống, tuy nhiên hai loại van này được ứng dụng vào những hệ thống chuyên dụng với vị trí lắp đặt khác nhau. Chi tiết về môi trường ứng dụng và vị trí lắp đặt của van cổng và van cầu được liệt kê trong bảng dưới đây:
Van cổng | Van cầu | |
Môi trường ứng dụng | – Van cổng được lắp đặt trong các môi trường bình thường. Có thể bị rò rỉ lưu chất khi áp lực hệ thống lớn.
– Ứng dụng phổ biến với những lưu chất dạng chất lỏng, chất rắn, dạng đặc sệt,…sử dụng ít hơn trong hệ thống khí và hơi. – Đáp ứng tốt trong những môi trường có nhiệt độ và áp suất cao, tuy nhiên kém hơn so với loại van cầu. |
– Van cầu hoạt động tốt trong những môi trường có áp lực và nhiệt độ cao và trong các môi trường yêu cầu về độ kín khít tuyệt đối.
– Ứng dụng phổ biến trong hệ thống khí nén, khí gas, các loại hệ thống hơi nóng, dầu nóng,… Và khả năng thích nghi với hệ thống có áp lực làm việc lớn cũng được đánh giá cao. |
Vị trí lắp đặt | Có thể được sử dụng làm van 2 chiều, do đó chiều lắp của van không quá quan trọng, vì cơ chế vận hành nâng hạ cánh van không ảnh hưởng đến việc lưu thông dòng chảy. | Chỉ sử dụng làm van 1 chiều, chính vì vậy cần lắp đặt chiều van đúng với hướng của dòng chảy. |
Về giá thành
- Với loại có cùng kích thước và chất liệu, van cổng thường có giá thành rẻ hơn so với loại van cầu. Chính vì vậy van cổng được sử dụng phổ biến hơn đem lại hiệu suất hoạt động hiệu quả cho hầu hết các hệ thống. Van cổng chính là dòng van phổ thông nhất sau van bướm hiện nay.
- Báo giá van cầu thường cao hơn so với van cổng, do chúng được sản xuất để sử dụng cho những môi trường chuyên dụng bắt buộc phải dùng đến van cầu.
Giá thành của van phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả vật liệu, kích thước, và nhà sản xuất. Bài viết van cổng DN25 giới thiệu về van cổng DN25, giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành và so sánh với van cầu. Việc so sánh giá cả giữa van cổng DN25 (một loại van cổng nhỏ) và van cầu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về giá cả và lựa chọn phù hợp với ngân sách của mình.
Nên chọn van cổng hay van cầu để sử dụng?
Qua những so sánh về van cổng và van cầu, chúng ta đã thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của hai dòng van này. Để lựa chọn được loại van phù hợp nhất cho hệ thống, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Mục đích sử dụng: Bạn cần van để đóng mở hoàn toàn đường ống hay điều tiết lưu lượng?
- Môi trường làm việc: Nhiệt độ, áp suất, tính ăn mòn của môi chất sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu van.
- Yêu cầu về áp suất: Áp suất làm việc của hệ thống sẽ quyết định loại van và kích thước van phù hợp.
- Không gian lắp đặt: Kích thước van và vị trí lắp đặt cũng là yếu tố cần quan tâm.
Nên dùng van cổng khi nào?
Với ưu điểm về giá thành, van cổng là loại van có tính ứng dụng cao, phù hợp với hầu hết các hệ thống. Cụ thể, van cổng được sử dụng khi:
- Hệ thống yêu cầu loại van lắp đặt có khả năng chịu lực vượt trội, đặc biệt trong những môi trường khắc nghiệt như sản xuất, cấp nước, xử lý nước, dầu khí, thủy điện,…Với khả năng hoạt động ổn định trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, van đảm bảo hiệu suất làm việc bền bỉ và an toàn.
- Khả năng xử lý hiệu quả nhiều loại lưu chất khác nhau như: xăng, nước sạch, nước thải, dầu,…đáp ứng được linh hoạt nhu cầu trong các hệ thống công nghiệp đa dạng.
- Van cổng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất trong các hệ thống máy bơm, vận tải hàng hải, xử lý nước thải, chế biến thực phẩm,…
Nên dùng van cầu khi nào?
Với những ưu điểm và thiết kế chuyên biệt, van cầu được sử dụng khi:
- Hệ thống yêu cầu khả năng chịu nhiệt, lực vượt trội, đặc biệt là trong những môi trường làm việc khắc nghiệt liên quan đến nhiệt điện, điện hạt nhân, dầu nóng, hơi nóng,…
- Hệ thống không yêu cầu về giữ nguyên áp suất lưu chất đi qua van.
- Sử dụng với mục đích điều tiết lưu lượng dòng chảy.
- Hệ thống có áp suất phù hợp, có thể sử dụng van hơi thay thế cho van giảm áp có chức năng tương tự.
- Sử dụng phổ biến trong các hệ thống như lò hơi, nồi hơi, ngành nước, thực phẩm, hóa học,….
Đơn vị cung cấp van cổng, van cầu uy tín, chính hãng, CO CQ đầy đủ
Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp van cổng và van cầu uy tín, chính hãng với đầy đủ giấy tờ CO CQ, FAF Valve là lựa chọn hàng đầu. Là đơn vị phân phối độc quyền FAF Valve tại Việt Nam, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm van cổng và van cầu chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường.
1. Sản phẩm chính hãng, chất lượng cao
Tất cả các sản phẩm van cổng, van cầu của FAF Valve đều được nhập khẩu trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có nền công nghiệp hiện đại và phát triển, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Sản phẩm được thiết kế để đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe trong ngành công nghiệp như cấp thoát nước, xử lý nước thải, dầu khí, và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
2. Đầy đủ giấy tờ pháp lý (CO, CQ)
FAF Valve cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO) và chất lượng sản phẩm (CQ) để khách hàng yên tâm về nguồn gốc cũng như độ tin cậy của sản phẩm.
3. Nhập khẩu trực tiếp với mức giá cạnh tranh
Không chỉ mang lại sản phẩm chất lượng, các sản phẩm của FAF được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, cung cấp van cổng hay van cầu với mức giá hợp lý cùng các chính sách chiết khấu hấp dẫn. Đội ngũ kỹ thuật viên và tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ lắp đặt và bảo trì thiết bị.
4. Sản phẩm van cổng và van cầu có tính ứng dụng cao
Van cổng và van cầu FAF được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống như: cấp và xử lý nước, ngành dầu khí, công nghiệp nặng, hệ thống hơi nóng, lò hơi, dự án dân dụng và công nghiệp,…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0961.751.499 để được tư vấn loại van lắp đặt phù hợp và nhận báo giá chi tiết.