Với thiết kế đặc biệt, van cổng ty chìm tay quay được sử dụng ở hầu hết các hệ thống công nghiệp vừa và lớn để điều khiển dòng chảy lưu chất, đem lại hiệu quả vận hành bền bỉ với mức giá hợp lý. Vậy van cổng ty chìm tay quay là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi lắp đặt, sử dụng loại van cổng này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của FAF Valve nhé!
Giới thiệu về van cổng ty chìm tay quay
Van cổng ty chìm tay quay là gì?
Van cổng ty chìm tay quay hay van cửa ty chìm tay quay là một loại van cổng với thiết kế ty chìm, nghĩa là phần ty van nằm hoàn toàn bên trong thân van và không nhô ra ngoài khi van hoạt động.
Van sử dụng bộ phận điều khiển tay quay để truyền lực xuống trục van, giúp di chuyển đĩa van lên hoặc xuống thực hiện quá trình đóng van để điều khiển và kiểm soát được dòng chảy lưu chất bên trong hệ thống đường ống dẫn.
Với cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và có độ bền cao, loại van này được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp, đáp ứng hiệu quả nhu cầu kiểm soát dòng chảy trong đường ống.
Thông số kỹ thuật của van cổng ty chìm tay quay
Kích thước | DN15 – DN2000 |
Vật liệu | Gang, Inox, Thép, Đồng,… |
Gioăng làm kín | EPDM, NBR,… |
Thiết kế trục ty | Ty chìm |
Kết nối | Nối ren – Lắp bích: tiêu chuẩn DIN, BS, JIS |
Vận hành | Tay quay (vô lăng) |
Áp lực | PN10, PN16, PN25 |
Nhiệt độ | 0~300°C |
Môi trường làm việc | Nước sạch, nước thải |
Thương hiệu | FAF, Wonil,…. |
Xuất xứ | Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc |
Lưu ý:
Van cổng ty chìm tay quay kích thước nhỏ hơn DN50 thường được thiết kế với kiểu nối ren và làm từ chất liệu đồng hoặc inox. Đối với các kích thước lớn hơn DN50, van thường được thiết kế theo kiểu nối bích và có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu như gang, đồng, thép, inox,…
Khả năng chống ăn mòn của van phụ thuộc vào vật liệu cấu thành thân van, đĩa van và gioăng, vì vậy với từng loại vật liệu, van sẽ có khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt và áp suất khác nhau. Trong đó, van cổng ty chìm tay quay bằng inox có khả năng chống ăn mòn tốt hơn cả so với các loại vật liệu khác.
Giá van cổng ty chìm tay quay cũng khác nhau tùy theo các thông số kỹ thuật, và nếu cùng kích cỡ và thiết kế, van inox thường có giá cao hơn so với van gang hay đồng.
Cấu tạo van cổng thiết kế ty chìm, tay quay
Về cơ bản van cổng ty chìm tay quay được cấu tạo từ các bộ phận chính tương tự như các loại van cổng khác. Để nhận biết van cổng, ta dựa vào đặc điểm thiết kế của bộ phận trục van. Cụ thể các bộ phận của van cửa ty chìm có những đặc điểm như sau:
- Trục van (Ty van): Được kết nối cố định với bộ phận đĩa van là bộ phận truyền chuyển động từ vô lăng xuống đĩa van, được đặt ẩn bên trong van và không thể quan sát được quá trình hoạt động của ty van.
- Thân van: Đây là bộ phận chính dùng để bảo vệ các bộ phận khác bên trong thân và được dùng để cố định và kết nối với đường ống.
- Cánh van (Đĩa van): Là phần tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy và thực hiện nhiệm vụ đóng mở dòng lưu chất.
- Nắp van: Bộ phận này giúp cố định bộ phận ty van và tạo kết cấu kín đáo cho van. Ngoài ra đây là bộ phận đóng mở để thực hiện quá trình bảo dưỡng và sửa chữa van.
- Tay quay: Đây là bộ phận điều khiển vận hành đóng mở van cổng.
Van cổng mặt bích là một loại van phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống công nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, ưu điểm và các loại van cổng mặt bích phổ biến, bạn có thể tham khảo bài viết van cổng mặt bích. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các loại van cổng mặt bích, giúp bạn lựa chọn được loại van phù hợp với nhu cầu của mình.
Nguyên lý hoạt động của van cổng ty chìm tay quay
Van cổng ty chìm tay quay có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản dựa vào sự truyền động của bộ phận điều khiển tay quay, trục van và đĩa van để thực hiện quá trình đóng mở.
Khi muốn mở van ta thực hiện quay bộ phận vô lăng theo chiều từ trái qua phải, lúc này trục van kéo theo đĩa van sẽ được nâng lên theo tần số quay của vô lăng tạo ra khoảng trống cho phép lưu chất đi qua vị trí lắp đặt van.
Ngược lại để đóng van ta thực hiện quay bộ phận điều khiển vô lăng theo chiều từ phải qua trái, khi này trục van và đĩa van được hạ xuống. Từ đó ngăn chặn dòng lưu chất được lưu thông.
Van cổng ty chìm tay quay ứng dụng trong hệ thống nào?
Van cổng ty chìm tay quay được sử dụng phổ biến trong hầu hết các hệ thống đường ống công nghiệp của nước ta, nó hoạt động tốt trong các môi trường chất lỏng, đặc biệt là dòng chảy thẳng.
Van cổng ty chìm được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp hiện nay như:
- Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải
- Hệ thống thủy lợi
- Hệ thống máy bơm
- Nhà máy chế biến và sản xuất thực phẩm, dược phẩm
- Ngành dầu khí
- Hệ thống nông nghiệp
- Hệ thống ống dẫn trong nhà máy, khu công nghiệp,…
- ……
Van cổng ty nổi là một lựa chọn khác thường được sử dụng trong các hệ thống PCCC và xử lý nước thải. Để hiểu rõ hơn về loại van này, bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng, hãy tham khảo bài viết van cổng ty nổi.
Lưu ý khi lắp đặt, sử dụng van cổng ty chìm tay quay
Van cổng ty chìm tay quay là một thiết bị thiết yếu trong nhiều hệ thống đường ống. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ của van, cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
Khi lắp đặt
- Kiểm tra kỹ lưỡng: Trước khi lắp đặt, hãy kiểm tra cẩn thận van cổng ty chìm để đảm bảo không có hư hỏng và các bộ phận khớp nối được chắc chắn.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt: Vị trí lắp đặt van cổng tay quay phải thuận tiện cho vận hành và bảo trì, nên chọn nơi dễ quan sát và tiếp cận.
- Hướng dòng chảy: Lắp đặt van cổng theo đúng hướng dòng chảy quy định để đảm bảo hoạt động tối ưu.
- Kết nối đường ống: Đảm bảo các mối nối giữa van và đường ống được kín khít, hạn chế tình trạng rò rỉ.
- Kiểm tra áp suất: Xác định áp suất làm việc của van để đảm bảo tương thích với hệ thống.
- Định hướng tay quay: Lắp đặt tay quay ở vị trí thuận tiện để dễ dàng thao tác khi cần.
Khi sử dụng
- Vận hành nhẹ nhàng: Đóng mở van cổng tay quay từ từ, tránh tác động lực mạnh để bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra van từ 3 đến 6 tháng để phát hiện sớm các hư hỏng, kịp thời bảo dưỡng.
- Bôi trơn: Định kỳ bôi trơn các bộ phận chuyển động để van hoạt động trơn tru.
- Vệ sinh: Vệ sinh van thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã tích tụ, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu suất.
- Tránh va đập: Tránh va đập mạnh vào van để ngăn ngừa hư hỏng.
- Không tự ý sửa chữa: Khi gặp sự cố, nên liên hệ với kỹ thuật viên chuyên môn để xử lý.
Một số lưu ý khác: Khi lựa chọn van, cần chú ý chọn vật liệu van phù hợp với đặc tính của chất lỏng hoặc khí trong hệ thống để đảm bảo khả năng chống ăn mòn, nhiệt độ và áp suất làm việc phù hợp. Ngoài ra, kích thước van phải tương thích với đường kính ống để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu trong hệ thống..
Việc tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp cho van cổng ty chìm tay quay hoạt động ổn định, bền bỉ và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Khi lựa chọn giữa van cổng ty nổi và ty chìm, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác nhau. Bài viết van cổng ty nổi và van cổng ty chìm sẽ giúp bạn so sánh hai loại van này một cách chi tiết, từ đó đưa ra quyết định phù hợp nhất với hệ thống của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cùng những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van cổng ty chìm tay quay. Với thiết kế bền bỉ, khả năng vận hành dễ dàng và hiệu quả, loại van này là lựa chọn tối ưu cho mọi hệ thống công nghiệp. Hy vọng những thông tin từ FAF Valve sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng van cổng ty chìm tay quay một cách hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu của mình.